"Bí truyền Thiêu Bính Ca" của Lưu Bá Ôn - Cứu Thế Chủ là ai?

"Bí truyền Thiêu Bính Ca" của Lưu Bá Ôn - Cứu Thế Chủ là ai?
(Ảnh minh hoạ)

Cứu Kiếp Bia Văn, Thiêu Bính Ca, Thôi Bi Đồ đồng thời ứng nghiệm? Tiên tri Lưu Bá Ôn chỉ ra cách vượt qua đại nạn (Phần 2)

Bạn có thể đã nghe nói về "Thiêu Bính Ca" của Lưu Bá Ôn, nhưng bạn có biết cuốn sách tiên tri này chứa một đoạn văn mà không ai dám công khai trong sáu trăm năm vì nội dung mà nó tiết lộ quá chấn động? Đó không phải là vận mệnh của một quốc gia, một địa điểm hay một triều đại, mà là sáu thiên cơ khiến người ta ngạc nhiên, liên quan đến toàn vũ trụ. Khi vua Chu Đệ nhà Minh ra lệnh biên soạn Bách khoa toàn thư “Vĩnh Lạc Đại Điển”, đoạn văn này không được đưa vào sách mà được lưu truyền bí mật trong các ngôi chùa Phật giáo. Mãi đến thời hiện đại, nó mới được truyền vào dân gian từ các chùa ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm.

Lời dự ngôn này bắt đầu khi Chu Nguyên Chương hỏi Lưu Bá Ôn, vào thời mạt kiếp ai sẽ tới thế gian truyền Đại Đạo?

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Câu này có nghĩa là gì? Nghĩa là vị thánh nhân truyền Pháp và cứu độ nhân loại vào thời mạt kiếp không phải là một nhà sư hay một đạo sĩ, mà là một người bình thường mặc quần áo bình thường và tóc ngắn. Vậy tại sao chân Phật thực sự lại không ở trong chùa? Chúng tôi lý giải điều này là vì nếu Cứu Thế Chủ mặc áo cà sa, thì các tôn giáo khác và những người không tín Phật sẽ không dễ dàng chấp nhận Ngài. Nói thẳng ra, nếu mặc quần áo đặc trưng cho một tôn giáo nào đó sẽ khiến hầu hết mọi người xa cách. 

Vì vậy, Ngài không giảng kinh trong chùa hay tu hành ẩn dật trên núi, mà ở giữa mọi người, giống như bạn và tôi, đi xe buýt đi làm, để mọi người đều có cơ hội đắc Pháp. Bất kể bạn tín ngưỡng tôn giáo nào, bất kể bạn là ai hay làm nghề gì, tất cả chúng sinh đều có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng. Bạn có thể phân biệt được Pháp chân chính và được cứu hay không tùy thuộc vào ngộ tính của cá nhân bạn. 

Ngài truyền Pháp gì? Đó không phải là một nhánh của Phật giáo, cũng không phải một phái nào đó của Đạo giáo, mà là Đại Pháp đời đầu của Đức Phật Di Lặc tương lai, nguồn gốc của tất cả các Pháp và là con đường cơ bản xuyên suốt tất cả các hệ thống tu luyện. Pháp tiết lộ các quy luật cơ bản và thiết yếu nhất của vũ trụ và chân lý tạo ra mọi vật chất và sự sống. 

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn các đệ tử của mình vào rừng tu hành, một trong những đệ tử của Ngài đã hỏi Ngài, "Chúng con có thể tu hành ở thế gian như những người bình thường không?" Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời, "Vậy phải đợi đến ngày Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế." Đức Phật cũng nói, "Tất cả các vị Thần trên thiên giới đều muốn sớm nhìn thấy hoa Ưu Đàm Bà La, muốn càng sớm càng tốt nhận được giáo hoá của Đức Chuyển Luân Thánh Vương. Khi các con đắc được, ta sẽ vui mừng thay cho các con." Đức Phật Di Lặc được đề cập trong "Thiêu Bính Ca" không phải là "Đức Phật Di Lặc Cười" xuất hiện trong lịch sử, mà là Đức Phật Di Lặc tương lai, còn được gọi là Đức Chuyển Luân Thánh Vương. 

Lúc này, Chu Nguyên Chương càng tò mò hơn và hỏi, "Đức Phật Di Lặc sẽ hạ thế ở đâu?" 

"Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại tể phủ giống quan viên, không ở tại hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Điều đó có nghĩa là Đức Phật Di Lặc tương lai sẽ không phải là con trai của một gia đình quý tộc, cũng không phải tăng nhân ở một ngôi chùa, mà sẽ có xuất thân thường dân. Người sẽ truyền bá Chính Pháp quý báu đầu tiên ở Yên Nam Triệu Bắc, tức là ở phía bắc Hà Bắc và Bắc Kinh, và cứu độ tất cả chúng sinh.

"Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

Đây là lúc Chu Nguyên Chương muốn Lưu Bá Ôn nói về thời kỳ sau triều nhà Thanh.

"Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Đoạn văn này nói về chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh, thời điểm vận chuyển đường biển chưa mở cửa, mọi thứ tương đối ổn định. Một khi giao thông đường biển mở, chiến tranh nổ ra và thế giới hỗn loạn, báo hiệu sự sụp đổ của triều Thanh. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, họ lại đóng cửa biên giới, khi mở cửa và giao thương vận chuyển được khởi động lại, Lão Thủy sẽ trở về kinh thành.

Điều khó hiểu nhất về lời dự ngôn này là hai chữ "Lão Thủy". Nếu hai chữ này có thể giải mã, bí mật sẽ được tiết lộ. Một số người giải thích rằng người Trung Quốc thường kính lão đắc thọ. Khi hỏi tuổi của người già, mọi người thường dùng chữ “thọ”. Do đó, "Lão" trong Lão Thủy ở đây phải chăng có nghĩa là trường thọ? Chữ Thọ "寿" trong tiếng Trung và bộ Thủy được ghép thành chữ 涛"Đào", vì vậy phải là Hồ Cẩm Đào. Hồ Cẩm Đào là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng từ năm 1992 đến năm 1993 và được điều động trở lại Bắc Kinh vào năm 1992, vậy nên thời điểm Phật Di Lặc bắt đầu truyền bá thế gian rất có thể là vào năm 1992.

Những điều kỳ lạ sau Lão Thủy

"Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

Điều này có nghĩa là Chu Nguyên Chương muốn hỏi liệu có điều gì kỳ lạ khi Lão Thủy trở về Bắc Kinh không?

"Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Có thể hiểu là Lưu Bá Ôn cười và đáp: Rất nhiều. Các nhà sư sẽ lấy vợ, người già sẽ ngày càng trẻ hơn. Khi trào lưu khí công lan rộng khắp Trung Quốc, những người tu luyện thời kỳ đầu đó đã đạt được những kỳ tích, không những khiến thân thể khoẻ mạnh mà còn “lão hoá ngược” ngày càng trẻ trung. Đây là Đại Pháp và Đại Đạo do Phật Di Lặc truyền lại, là công pháp tính mệnh song tu, tức là vừa có thể tu tâm vừa cải biến bản thể. Trước kia, nhiều pháp môn của Đạo gia và Kỳ Môn cũng song tu tính mệnh, trong khi Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni chỉ tu luyện tâm tính chứ không tu mệnh. Nếu không tu mệnh, thân thể sẽ dần già nua. Pháp tu song tu tính mệnh có thể cải biến thân thể, giúp người tu luyện trở nên trẻ hoá. Điều đặc biệt hơn nữa là pháp môn tu luyện này không quan tâm đến hình thức, không cần xuất gia hay nghỉ việc, có thể kết hôn sinh con, làm việc, tu hành như thường. Mọi người đều bình đẳng, có thể tu hành ở khắp mọi nơi!

Chu Nguyên Chương muốn biết thêm thiên cơ. Vậy thì những lời Lưu Bá Ôn nói dưới đây có thể nói là chấn động, tiết lộ hết hết thảy bí mật cổ kim.

"Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm"

Điều này có nghĩa là gì? Phật giáo giảng con người có linh hồn. Có rất nhiều người bạn nhìn thấy và cho rằng họ chỉ là những người bình thường, nhưng kỳ thực đó là những sinh mệnh cấp cao đã từ cao tầng chuyển sinh đầu thai xuống thế gian chỉ để chờ đợi khoảnh khắc Đức Chuyển Luân Thánh Vương hồng truyền Đại Pháp căn bản nhất của vũ trụ.

"Tĩnh dạ tư" của Lý Bạch không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong đó có câu thơ để lại ấn tượng sâu sắc: "Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương". Mỗi lần đọc lại câu thơ này, ngay cả những người đang sinh sống ở quê hương mình cũng tự nhiên có sự đồng cảm và phiền muộn trong tâm không thể lý giải. Tại sao vậy? Bởi vì linh hồn con người đến từ thiên thượng, và có cảm nhận này là hợp lý. Mặc dù sau khi tới thế gian toàn bộ ký ức sẽ bị xóa, nhưng vẫn có một loại cảm giác mong ngóng trở về ngôi nhà thực sự của mình nơi thiên thượng. Thật khó để nói rõ cảm giác này, vậy tại sao các vị Phật và La Hán trong Phật giáo và Thiên sư Chân nhân của Đạo giáo trên thiên thượng lại xuống thế gian nhân loại?

"Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Đây chẳng phải cũng có nghĩa là họ cũng đang trong đại kiếp nạn như con người sao? Theo lý thuyết của Phật gia, vũ trụ có bốn giai đoạn: Thành - Trụ - Hoại - Diệt, thời mạt hậu có nghĩa là vũ trụ ở giai đoạn cuối cùng của Diệt. Ngay cả các vị Thần và Phật trên thiên thượng cũng không thể thoát khỏi. Nếu muốn tự cứu mình, chỉ có thể chuyển sinh thành người, đắc Pháp và tu luyện tại thế gian mới có thể sống sót sau đại nạn. Vậy ai có thể cứu các vị Thần và ai có thể cứu vũ trụ?

Lưu Bá Ôn đã tiết lộ ít nhất sáu thiên cơ trong "Thiêu Bính Ca"

1. Cứu Thế Chủ đã đến. Dự ngôn phương Đông và phương Tây đều kiểm chứng ứng nghiệm như nhau. Lưu Bá Ôn chỉ rõ, rằng vào thời mạt kiếp Đức Phật Di Lặc tương lai sẽ đến thế gian để cứu độ chúng sinh. Lời tiên tri này trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều trùng hợp. 

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Jeanne Dixon đã từng tiên đoán rằng một người sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới sẽ xuất hiện ở phương Đông. Người đó sẽ truyền bá trí tuệ của Thần và đoàn kết nhân loại bằng tình yêu thương, dựng nên một thế giới mới hoàn toàn. Nhà tiên tri vĩ đại người Pháp Nostradamus cũng đã đề cập trong "The Centuries" rằng, "một người phương Đông sẽ cứu rỗi thế giới bằng sự từ bi của Thần. Người đó cầm một cây gậy thần để đánh thức thế giới, ở lại phương Tây một thời gian, và cuối cùng trở về châu Á, uy danh còn hơn cả một vị quân vương". 

Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, những lời tiên tri này đều chỉ ra cùng một sự thật rằng vị Cứu Thế Chủ sẽ xuất hiện trên thế gian vào thời mạt kiếp. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tên gọi như Đức Phật Di Lặc, Đấng Cứu Thế, Đức Chuyển Luân Thánh Vương..., trong các nền văn hóa khác nhau thực ra đều ám chỉ đến cùng một người. Đức Phật Di Lặc mà Lưu Bá Ôn nhắc đến là vị cứu tinh được công nhận trên toàn thế giới, là Sáng Thế Chủ cứu vớt nhân loại vào thời mạt kiếp.

2. Cứu Thế Chủ sẽ không xuất hiện như một nhân vật tôn giáo truyền thống. Đức Phật Di Lặc này không phải là một tăng nhân, cũng không tu hành trong chùa, cũng không xuất hiện như một nhà lãnh đạo quốc gia hay một chức sắc nổi tiếng, mà sẽ đi khắp thế gian như một người bình thường.

3. Người truyền thụ Đại Pháp "vạn pháp quy nhất". Pháp do Đức Phật Di Lặc truyền thụ không chỉ giới hạn trong Phật giáo hay Đạo giáo, mà bắt nguồn từ nguồn gốc của vũ trụ. Bất kỳ người tu luyện nào cũng có thể đạt đến công thành viên mãn và trở về thiên quốc riêng của mình.

4. Không cần xuất gia, mọi người đều có thể tu luyện. Pháp do Đức Phật Di Lặc truyền ban không yêu cầu phải cạo đầu xuất gia, mà là phương pháp tu luyện hoà hợp với cuộc sống hàng ngày, để tất cả mọi người trên thế gian đều có thể tu luyện.

5. Cứu Thế Chủ đã ở thế gian và truyền bá Đại Pháp vào năm 1992. Đấng Cứu Thế này sớm đã đến thế gian và chính thức bắt đầu truyền bá Đại Pháp này cho thế gian vào năm 1992.

6. Bộ Đại Pháp này là con đường duy nhất để cứu độ nhân loại vào thời mạt kiếp. Khi quá trình này diễn ra, ngay cả Phật, Đạo và Thần cũng không thể thoát khỏi. Chỉ có Đại Pháp do Phật Di Lặc truyền ban mới có thể cứu vãn mọi thứ và giúp chúng sinh sống sót sau thảm họa.

Ý nghĩa thực sự của Thiêu Bính Ca 

Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn không phải là bộ dự ngôn bình thường, mà là sự khai mở về thời mạt Pháp. Sáu trăm năm sau, lời tiên tri này lại xuất hiện trên thế gian, có lẽ để nhắc nhở chúng ta rằng Đức Phật Di Lặc đã hạ thế, Cứu Thế Chủ đã ở thế gian. Trước đại kiếp nạn chưa từng có trong lịch sử, chỉ đang chờ bạn thức tỉnh và nắm bắt cơ hội ngàn năm có một.

(Mời quý vị đón xem Phần 3)

Theo Sound of Hope
Bình Nhi biên dịch

Đọc tiếp