Lý giải dịch bệnh đương đại, phân tranh thế gian từ văn hóa tu luyện của "Tây Du Ký" (Phần 1)

Lý giải dịch bệnh đương đại,  phân tranh thế gian từ văn hóa tu luyện của "Tây Du Ký" (Phần 1)
Lý giải dịch bệnh đương đại, phân tranh thế gian từ văn hóa tu luyện của "Tây Du Ký" (Phần 1) - (Ảnh: Public Domain)

Tháng 12 năm 2020 , tại một ngôi chùa nhỏ không mấy nổi bật dưới chân núi phía sau dãy Nam Lăng, một nhà sư tự nhận có nghiên cứu và hiểu rõ về pháp sư Huyền Trang thời Đường đã nói chuyện với tôi về các vấn đề trong nước và quốc tế hiện nay. Ông cho rằng, dịch bệnh là do nhân loại có yêu ma đối ứng nên mới xuất hiện, bao gồm cả trường hợp của tổng thống Hoa Kỳ. Bất cứ khi nào chính nghĩa không được mở rộng biểu dương, thì dịch bệnh sẽ tăng mạnh. Điều này được gọi là "người không làm được thì trời làm".

Ông cho biết hiện nay trên thế giới có ba chủng người: da đen, da trắng và da vàng. Bất kỳ ai làm việc cho Đảng Cộng sản và chính phủ ngầm đều là người da đen. Những người quyền lực trong số họ đang cố gắng nô dịch thế giới và tương lai của họ không mấy tươi sáng. Nhóm còn lại là những người tin vào Thần Phật và các giá trị phổ quát, tuân thủ các quy tắc truyền thống, người da trắng được dẫn dắt đến tương lai bằng cách tuân thủ văn hóa loài người và cuộc sống chính thống. Những người thuộc phái trung gian, im lặng về mọi thứ và không có thái độ, thực ra rất ích kỷ và nguy hiểm...

"Đảng Cộng sản? Chính phủ ngầm?" Lời nói của ông làm tôi tò mò "Ông có hứng thú với tổng thống Hoa Kỳ không?"

Ông nói rằng không phải ông quan tâm mà là sự lựa chọn của nhân loại quá quan trọng và nếu không cẩn thận sẽ bị tiêu diệt. Ông nói mỗi ngày bản thân đều bái Phật, cầu xin Phật Tổ khiến Đảng Cộng sản tiêu vong. Đảng Cộng sản có liên quan đến chính phủ ngầm của Hoa Kỳ. Nếu chính phủ Hoa Kỳ gia nhập Đảng Cộng sản, điều gì sẽ xảy ra với thế giới!

"Là một người xuất gia, đây không phải là tham gia chính trị sao?" Tôi hỏi.

"Là một thành viên của xã hội, hiểu biết của tôi về các vấn đề thế tục không liên quan gì đến việc thực hành Phật giáo. Đây không phải là tham gia vào chính trị. Ví dụ, bây giờ tôi đang đọc kinh Phật do Đường Tăng của triều đại nhà Đường dịch. Tôi sẽ sử dụng câu chuyện Tây Du Ký để giải thích cho bạn. Trên đường  đi thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng đã đi qua nước Bảo Tượng, Ô Kệ, Xa Trì, Tiểu Nhi thành.. Vì cứu quốc vương Tôn Ngộ Không đã hàng yêu diệt quái, cứu đất nước thoát khỏi thảm họa và mang lại phúc lành, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho vua và thần dân, thậm chí còn cứu mạng nhà vua và giúp ông lấy lại được ngai vàng... Vậy Tôn Ngộ Không có tham gia chính trị không? Nhiều vị quốc vương đã thỉnh cầu Đường Tăng ở lại truyền lại ngôi cho ông, nhưng Đường Tăng có ở lại không? Tôn Ngộ Không hàng yêu diệt quái có phải để trở thành vua không? Tôi có bất kỳ yêu cầu chính trị nào hay muốn có quyền lực gì không? “

Điều này làm tôi nhớ đến một nhóm người khác đang tu luyện ở Trung Quốc đại lục. Họ thường nói sự thật với người dân Trung Quốc. Tôi đã nhận được rất nhiều thông tin từ họ, chủ yếu nói về những thủ đoạn mà Đảng Cộng sản sử dụng để hủy diệt nhân loại. Tôi cũng hỏi họ: "Các bạn không tham gia vào chính trị sao?" Họ nói rằng họ không có cương lĩnh hay mục tiêu chính trị, chỉ là thuyết vô thần luận của Trung Quốc phản trời, phản đất, phản nhân loại, không chỉ đàn áp họ bằng bạo lực và dối trá, mà còn đàn áp toàn thể người dân Trung Quốc. Họ nêu ra sự thật và hy vọng rằng những người khác có thể phân biệt được thiện ác, chính tà, giữ gìn chính nghĩa và bản tính lương tri thiện lương của họ mà thôi. Đúng, họ là học viên Pháp Luân Công.

Tôi nhìn nhà sư này bằng con mắt khác. Tôi ở lại chùa hơn mười ngày, cùng ông nghiên cứu "Tây Du Ký" một cách sâu sắc và có hệ thống, đồng thời trao đổi chi tiết. Sau khi trở về nhà, tôi lại đọc "Tây Du Ký" và phát hiện "Tây Du Ký" không chỉ viết nên nhiều chân lý về "cuộc sống con người", đối diện với tà ác và các loại tai họa nhân loại làm thế nào mới có thể sống hạnh  phúc, đồng thời cũng tiết lộ nhiều thiên cơ về con người làm sao để trở thành thần, truyền cảm hứng cho cuộc sống của con người hiện đại,  tạ tham ngộ về không ít thiên cơ. Dưới đây, tôi viết ra những suy nghĩ mà tôi đã nhận ra và chia sẻ với độc giả.

1. Từ việc tìm thầy học đạo của Tôn Ngộ không có thể thấy sinh mệnh của con người không phải tầm thường

"Tây Du Ký" là một bộ tiểu thuyết kể về tu luyện. Có người nói trong lịch sử không có người nào tên Ngô Thừa Ân, người đời sau đặt cho ông tên này với ý nghĩa "tiếp nhận ân huệ của trời". Dù có hay không, người thu  thập biên soạn tác phẩm này hẳn phải là người tu đạo không hề tầm thường. Tại  sao từ cổ chí kim, Tây Du Ký lại được nhiều người yêu thích như vậy, nó tất phải phù hợp với mặt "chân" trong bản tính của con người. Tôi sẽ coi đó là một câu chuyện có thật và xem nó có ý nghĩa gì với cuộc sống thực.

Chúng ta hãy bắt đầu nói từ nhân vật chính, Tôn Ngộ Không. Bởi vì tôi tin rằng đây là một sinh mệnh trong tiểu thuyết được an bài ở thế gian này để truyền bá văn hóa tu luyện sớm hơn và có hệ thống hơn Đường Tăng. Bởi vì sau này trải qua vô vàn gian khổ trên con đường tu luyện, nên từ khi sinh ra và trưởng thành trong sự tự do và hạnh phúc. Bản lĩnh đặc biệt cho phép Ngộ Không có được uy danh và sự suôn sẻ trở thành vua.

Tuy nhiên, dù sao Ngộ Không cũng chỉ là một con khỉ đá, và trong sinh mệnh cũng có ma tính. Vì vậy, sau gần mười năm gian khổ không kể xiết, dựa vào chiếc bè thông khô và sào tre để một mình trôi dạt qua các đại dương phía Đông và phía Tây, đi qua Nam Thiệm Bộ Châu và Tân Ngưu Hạ Châu. Trong thời gian này, đã học được cách sinh hoạt và tính người, mặc quần áo và giày dép, học phép xã giao và cách nói chuyện của nhân loại nơi thế gian, ăn sáng vào buổi sáng và ngủ vào buổi tối, và cuối cùng đến núi Linh Đài Phương Thốn để học đạo.

Những gì Ngộ Không học được trên đường đi không phải là cách ăn mặc, ăn uống và đi lại, mà là đạo lý và tính cách của một con người. Điều này chứng tỏ rằng nếu muốn tu Đạo, tối thiểu phải có phẩm chất và lễ phép của con người, phải làm người tốt. Tất nhiên, hành trình cầu đạo của Ngộ Không cũng cho mọi người thấy rằng việc tìm Pháp cầu đạo là không hề dễ dàng, cần có ý chí bền bỉ và nghị lực mạnh mẽ. Trên đường đi, ông "thấy rằng mọi người trên thế gian đều theo đuổi danh vọng và tiền tài, và không ai quan tâm đến mạng sống của họ". Quan niệm sống của người tu luyện khác với quan niệm sống của người thường ở thế gian. Điều này cũng cho thấy trong việc học đạo căn cơ là vô cùng quan trọng.

Về quá trình học Đạo của Tôn Ngộ Không, "Tây Du Ký" giải thích nhiều đạo lý, muốn làm nên đại sự đúng đắn là việc không dễ dàng. Cho dù đó là sinh mệnh được thiên thượng an bài, cũng phải trải qua nhiều khảo nghiệm và tôi luyện như nhau.

Bồ Đề Tổ Sư là người có công  năng Túc Mệnh Thông, đương nhiên biết nguồn gốc của Hầu Vương. Ông dặn dò các đồ đệ ra ngoài đón người đến cầu đạo , nhưng sau đó lại ra lệnh đuổi Ngộ Không ra ngoài. Tất nhiên đây là một thử thách, nhưng cũng có nghĩa là minh sư không dễ để có thể bái làm thầy.

Trong các đồ đệ, tâm tính của Ngộ Không rất tốt, chân thành, ngộ tính tốt nhất, có thể ngộ được nửa đêm canh ba đến học thuật trường sinh bất lão, điều này khiến Bồ Đề Tổ Sư  rất vui, bởi vì ngộ tính của việc học đạo thậm chí còn quan trọng hơn căn cơ, đây có lẽ cũng chính là lý do vì sao Tổ Sư đặt tên cho Hầu Vương là Ngộ Không, Phật gia giảng không, Tổ Sư có thể đã biết rằng cuối cùng Ngộ Không sẽ nhập không môn.

Có lẽ có người sẽ nói, tất cả những điều này đều do Ngô Thừa Ân viết. Như tác giả đã nói ở trên, Ngô Thừa Ân chắc hẳn là một nhân vật phi thường trong tu luyện, ông đã nói ra một phần "chân lý" nhất định trong quá trình tu luyện, phù hợp với tầng thứ đạo lý nhất định.

Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không chỉ học "thuật" từ sư phụ của mình, và ma tính của mình vẫn chưa bỏ được, nên việc hắn phải phô diễn "kỹ năng đặc biệt" của mình - bảy mươi hai phép biến hóa - trước mặt các đệ tử là điều không thể tránh khỏi. Đối với một người học đạo, tâm hiển thị  là điều tối kỵ, vì thế ông bị sư phụ đuổi về Hoa Quả Sơn. 

Ngày xưa, việc học Đạo giáo rất nghiêm ngặt. Trước khi bị đuổi về Hoa Quả Sơn, sư phụ còn dặn dò thêm một điều nữa: người tu hành, khi mở miệng thì thần khí lan tỏa, khi lưỡi động thì sinh ra thị phi, cho nên phải tu khẩu. Thiên mục của Tổ Sư đã sớm thấy trước được Tôn Ngộ Không sẽ gây họa (đại náo thiên cung), nên đã nhiều lần cảnh cáo: "nhà ngươi đừng gây họa, làm phiền đến ta là được. Chuyến đi này, hẳn gặp điều không hay, nhà ngươi có gây vạ hành hung cũng không được nói là đồ đệ của ta. Nhà ngươi nói ra nửa lời là ta biết ngay; ta sẽ lột da róc xương, đem thần hồn đày đọa nơi cửu u, muôn kiếp không cất mình lên được!".

Ở đây đằng sau tiết lộ một đạo lý, tầng thứ có hạn, Tổ Sư không có trách nhiệm hoặc năng lực để tiêu trừ ma tính của Ngộ Không, điều này không phải bởi Tổ Sư sợ rằng sau này Ngộ Không phạm sai lầm sẽ liên lụy tới mình, mà muốn nói rằng, sư phụ cũng không thể tùy tiện thu  nhận đồ đệ. Nếu đồ đệ phạm tội  tày trời, sư phụ không có bản sự hoặc không muốn hóa giải hoặc không biết làm cách nào với sự an bài của thiên thượng, đến sư phụ cũng có thể theo đó gặp họa, mối quan hệ giữa sư phụ và đệ tử cũng tự nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của thiên lý, thần thông không địch lại được với tội nghiệp. 

Người học đạo trước đây, một trong những yếu tố quan trọng quyết định một đệ tử có thể đề cao tầng thứ hay không, không phải là xem bản sự của người đó, mà một trong những yếu tố then chốt  là có thể trở thành thầy trò hay không. Vì học đạo cầu bản sự, là biểu hiện của tự tư, là đại kỵ. Người tu đạo là sinh mệnh ở cảnh giới cao, vốn giảng đại tự tại, là tự nhiên, không cầu lợi, không có dục vọng. 

Suy cho cùng, Tôn Ngộ Không nhảy ra từ tảng đá, ở trong động Tà Nguyệt Tam Tinh học được bản sự, nhưng trong sinh mệnh vẫn còn có ma tính. Điều này có thể thấy được vào thời gian Ngộ Không sống ở Hoa Quả Sơn. Lúc đầu, Ngộ Không xưng vương ở Hoa Quả Sơn, đây cũng trở thành thế giới trong phạm vi trường sinh mệnh của Ngộ Không.

Sau này, khi Ngộ Không trở về từ chỗ Tổ Sư, thì nơi đây đã trở thành một thế giới của các loại yêu ma với đủ loại yêu quái: sói, côn trùng, hổ, beo, cáo, báo ..., chúng đã bắt rất nhiều khỉ, khiến cả ngọn núi trở nên điêu tàn hoang phế. Hỗn Thế Ma Vương chiếm giữ Thủy Liêm Động. Tôn Ngộ Không dựng trại luyện võ, trong núi rập trời quái thú, tổng cộng có 72 động yêu vương đến quy phục, suy tôn Ngộ Không là Hầu Vương. Sau đó các yêu vương đến dâng trống vàng, cờ xí, khôi giáp, đi lại nhộn nhịp như thoi đưa, hàng ngày thúc giục mọi người luyện võ.

Việc này có thể thấy, tương lai Tôn Ngộ Không nhất định sẽ gặp nạn, ma tính càng lớn thì nạn càng lớn. Đặc biệt là sau khi Ngộ Không đoạt được Kim Cô Bổng (gậy Như Ý) từ Long cung, "lại gặp được bảy anh em là Ngưu Ma Vương, Giao Ma Vương, Bàng Ma Vương, Sư Đà Vương, Nhĩ Hầu Vương ..., hàng ngày cùng bàn văn giảng võ, đi lại tiệc tùng, đàn ca nhảy múa, mổ trâu giết ngựa, sai nhiều yêu quái nhảy múa ca hát, tất cả đều ăn uống say túy lúy".

Trong một thế giới đầy yêu ma chiếm giữ như vậy, Tôn Ngộ Không không nhập không môn, thì sao có thể bảo toàn sinh mệnh, làm sao có thể thành tựu được đại sự? Sao có thể không mắc sai lầm, không đại náo Thiên cung được sao? Bồ Đề Tổ Sư có thể dung thứ không? Nhưng chính là sinh mệnh này, cuối cùng vẫn có thể trở thành Đấu Chiến Thắng Phật. Có thể thấy Phật Pháp là vô biên, sự từ bi của Phật Pháp có thể cứu độ hết thảy các sinh mệnh, khiến sinh mệnh hoàn lương, dù sinh mệnh có bất hảo đến đâu thì Phật Pháp vẫn có thể độ được.

Cuối cùng Tôn Ngộ Không đã học được thuật trường sinh. Khi linh hồn của Ngộ Không bị đưa đến "U Minh Giới" (thế giới âm phủ), Ngộ Không đã nói với Thập Đại Minh Vương: "Lão Tôn ta tu Đạo thành Tiên, thọ ngang với trời, vượt ra ngoài Tam giới, nhảy ra khỏi ngũ hành, cớ sao các ngươi lại bắt giam ta?" Đây là một câu nói của giới tu luyện, chính là đã được định sẵn rằng Ngộ Không là không giống với sinh mệnh bình thường, sau này khi gặp muôn vàn khổ nạn, đã được bảo toàn tính mệnh, dù cho là bị nhốt vào trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân hay khi đại náo Thiên cung thì tính mệnh vẫn vô sự.

Ngược lại, những ma nạn này đã thành tựu cho Ngộ Không những bản sự càng ngày càng lớn, sau khi đại náo thiên cung Ngộ Không đã luyện được đôi mắt hỏa nhãn kim tinh. Khi bị Thái Thượng Lão Quân nhốt giam trong lò Bát Quái thì đã vung chân đạp đổ lò, những mảnh vỡ của Lò Bát Quái rơi xuống nhân gian biến thành Hỏa Diệm Sơn, chờ Ngộ Không sau này tự mình xóa bỏ tội lỗi này. Điều này lý giải về nhân quả duyên phận của Phật gia.

Tất nhiên, việc mười vạn thiên binh nhà Trời không địch nổi Ngộ Không là chi tiết làm nổi bật bản sự của Ngộ Không, mở đường cho những đoạn viết sau này về những ma nạn, trừ yêu diệt quỷ trên đường đi lấy kinh. Tuy nhiên, người mạnh còn có người mạnh hơn, Tôn Ngộ Không cuối cùng đã bị Phật Tổ Như Lai đè xuống dưới chân núi Ngũ Hành, cũng để giải thích đạo lý rằng: ‘Thiên ngoại hữu thiên, nhân thượng hữu nhân’ (ngoài trời còn có trời, người mạnh còn có người mạnh hơn).

Rất nhiều an bài và thiên cơ tu luyện trong giới tu luyện liên tục được ngầm gợi ý trong một cuốn tiểu thuyết nhằm điểm mê phá hoặc cho hậu thế, để xem con người có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của kiếp nhân sinh hay không. Người có thể ngộ ra thì sẽ biết được sinh mệnh rốt cuộc là thế nào.

Sinh mệnh con người, ngoài các thành phần vật chất (như cơ, xương, máu, tóc, các cơ quan nội tạng, v.v.), cảm giác sinh lý, cảm xúc cơ thể, thì còn có đạo đức, tinh thần, tư tưởng, v.v. Các thành phần vật chất, cảm giác sinh lý, cảm xúc cơ thể thì động vật cũng có. Thuyết tiến hóa được Trung Cộng tuyên truyền ngày nay, chỉ nhấn mạnh ba phần đầu mà bỏ qua các phần về đạo đức, tinh thần, tư tưởng.

Như vậy khi con người bị kích thích bởi ham muốn vật chất, họ sẽ tiếp tục biến dị và trở thành thú vật. Trung Cộng cứ liên tục nhấn mạnh đến tiền tài, quyền lợi, phát triển, tình dục, tư lợi v.v.. khiến cho con người trở nên mơ màng như say rượu. Ngày nay dịch bệnh tràn lan, trong mắt Thiên Thượng thì chính là do con người đã đánh mất phẩm đức và tinh thần của con người, đã giống như động vật rồi, không hề đề cao cảnh giới đạo đức, đây chẳng phải là điều rất đáng buồn hay sao?

2. Đường Tăng phát nguyện và đoạn dứt dục vọng

Đường Tăng xuất gia từ nhỏ, tư tưởng thuần tịnh; đối với thất tình lục dục cũng tương đối mờ nhạt. Kiếp trước vốn là đồ đệ thứ hai của Đức Như Lai; vì không nghe thuyết pháp, khinh thường đại giáo, nên bị cách chức và đầu thai tại Đông Thổ; phải chịu đủ 81 nạn trên con đường mười vạn tám nghìn dặm đi thỉnh kinh. 

Phật Pháp là vô cùng quý giá, có thể thấy việc tôn kính Phật Pháp quan trọng như thế nào!

Trên đường thỉnh kinh ma nạn trùng trùng; cũng là hành trình để Đường Tăng loại bỏ ma tính trong sinh mệnh. Tự thân cần chiến thắng sự lười biếng, phân tán, chỉ dựa vào thệ nguyện mới có thể thực hiện. Vì thế trước khi bắt đầu hành trình Đường Tăng nhiều lần phát nguyện. 

Khi ở trong chùa trước khi xuất phát, đồ đệ của ông nói: “Thưa sư phụ, người thuyết pháp đã nổi tiếng như vậy; đi Tây Thiên đường xa, có nhiều hổ báo yêu ma; chỉ sợ đi không thể về, khó bảo toàn tính mệnh”. Huyền Trang nói: “Ta đã phát nguyện, không lấy được chân kinh, vĩnh viễn trầm luân trong địa ngục”. 

Huyền Trang mặc áo cà sa, lên chính điện hành lễ trước tượng Phật mà nói: “Đệ tử Trần Huyền Trang, muốn đi Tây Thiên thỉnh kinh. Tuy nhiên mắt phàm ngu muội u mê, không nhận thức được chân hình Phật sống. Hôm nay lập lời thề: Trên đường nếu gặp miếu thì thắp hương; gặp Phật thì bái Phật; gặp tháp quét tháp. Mong rằng Đức Phật từ bi, sớm hiện trượng lục kim thân; ban cho chân kinh, lưu truyền tại Đông Thổ”.

Lời thề này không phải có thể tùy tiện nói ra; ý nguyện của sinh mệnh con người cần chính bản thân nói ra mới được tính. Ông trời sẽ căn cứ vào thệ nguyện đó mà an bài sắp xếp cuộc đời mỗi người. Nếu Đường Tăng không lấy được chân kinh, mê luyến nữ sắc và vinh hoa phú quý giữa đường; lúc đó có thể đã rơi xuống địa ngục. Nếu trên đường ông gặp miếu không thắp hương; gặp Phật không bái; gặp tháp không quét, không đủ thành kính; thì có lẽ đã tử vong giữa đường rồi. 

Những quốc gia có tình hình dịch bệnh đột nhiên tăng nhanh; chẳng phải đều là những nước qua lại thân thiết với ĐCSTQ hoặc im lặng trước thế lực nhà nước ngầm hay sao? Mọi người cũng nên suy ngẫm một chút về điều này.

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt

Đọc tiếp