Ngụ ý của "kinh không chữ" ở Linh Sơn và đá phơi kinh ở sông Thông Thiên

Trong Hồi thứ 98 có viết, trải qua ngàn khó khăn nguy hiểm cuối cùng tới được nơi đất Phật ở Tây Phương, đắc được "công thành viên mãn". Kim Đỉnh Đại Tiên ở quán Ngọc Chân dưới chân Linh Sơn đã đợi người đi lấy kinh ước chừng 14 năm rồi, dắt tay Đường Tăng tiếp đón vào cửa Pháp, chỉ dẫn thầy trò đường tới Linh Sơn:
" Đại tiên cười khà khà dắt tay Đường Tăng dẫn vào cửa pháp môn. Nguyên con đường này không ra lối cổng chùa, mà từ gian giữa trong quán, đi xuyên qua lối cửa sau. Đại tiên chỉ Linh Sơn nói: Thưa thánh tăng, ngài hãy nhìn ở chỗ mây lành
năm sắc, khí đẹp ngàn tầng đằng kia kìa. Nơi ấy là núi Linh Thứu, thắng địa của Phật tổ đấy".
Thầy trò Đường Tăng đi được năm, sáu dặm sau đó đến bến Lăng Vân. Ở đây chỉ có một cây cầu gỗ trơn không đi được:
"Cây cầu độc mộc biết qua thế nào.
Nghìn tấm lụa trắng phau trời rộng,
Muôn trượng cao một cọng cầu vồng.
Trơn như mỡ khó đặt chân,
Họa may thần thánh mới lần được sang".
May mắn có Tiếp Dẫn Phật Tổ đưa thuyền không đáy tới đón "Thuyền không đáy vượt trùng dương, Xưa nay cứu vớt muôn vàn sinh linh". Từ đó thoát khỏi thân xác phàm trần, đi qua bến Lăng Vân. Từ đây có thể thấy, nếu không có người tiếp đón dẫn đường, thì sẽ không biết được con đường từ thế giới phàm trần vào tới Phật quốc như thế nào.
Đợi Đường Tăng tới được Linh Sơn, vào chùa Lôi Âm, đến trước Đại Hùng bảo điện bái kiến Phật Tổ Như Lai xin thỉnh chân kinh, Đức phật dặn dò A Nan, Ca Diếp dặn dò "trong số ba mươi nhăm bộ của ba tạng kinh của ta, chọn lấy mấy quyển đưa cho họ, bảo truyền bá sang cõi Đông Thổ, ghi mãi ơn sâu! " Hai vi La Hán dẫn Đường Tăng tới Trân lầu Bảo các, nhìn một lượt tên các bộ chân kinh.
"A Nan, Ca Diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường Tăng:
– Thánh Tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây, chúng tôi mới trao kinh cho.|
Tam Tạng nghe xong nói:
– Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả.
Hai vị tôn giả cười nói:
– Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất!
Hành Giả thấy bọn họ giở giọng xoay xở, không chịu trao kinh, thì nổi nóng nói:
– Sư phụ ạ, chúng ta đi thưa với Như Lai, bắt họ phải tận tay mang kinh tới cho chúng ta.
A Nan nói:
– Đừng làm ầm ĩ lên! Đây là nơi nào mà nhà ngươi dám càn rỡ điêu toa? Vào đây mà nhận kinh”.
Cuối cùng thầy trò Đường Tăng mang những cuốn kinh không chữ cất vào tay nải, buộc vào ngựa, gánh hành lý xuống núi.
"Nhiên Đăng Cổ Phật đứng trên gác báu, nghe mang máng có chuyện truyền kinh, và biết rõ ràng bọn A Nan, Ca Diếp đưa cho những quyển kinh không có chữ, bèn cười thầm nói: Các nhà sư bên cõi Đông thổ u mê, chẳng biết đó là kinh không có chữ, thật là uổng phí cả công sức thánh tăng lặn lội!". Sau đó dặn dò Bạch Hùng tôn giả: Ngươi hãy trổ hết thần uy, đuổi theo ngay bọn Đường Tăng, lấy lại những quyển kinh không có chữ ấy và bảo họ quay lại lấy loại chân kinh có chữ". Bạch Hùng tôn giả lập tức cưỡi trận cuồng phong, bay vèo ra ngoài cổng chùa Lôi Âm, trổ hết thần uy gây thành một trận gió dữ dội, xé tung cả gói kinh vứt vung xuống đất. Đường Tăng xem những cuốn kinh rơi dưới đất, mới biết đó là những cuốn kinh không có chữ, liền quay trở lại xin Phật Tổ đổi kinh. Không ngờ, Như Lai nói: "Quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay. Các ngươi là chúng sinh ở cõi Đông Thổ u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi.." Tuy nhiên, hai vị tôn giả vẫn muốn có được lễ vật, nên Đường Tăng đã dâng chiếc bình bát xin ăn bằng vàng do chính Đường vương ban tặng, chỉ yêu cầu "truyền kinh thư có chữ". Thế là “năm nghìn bốn mươi tám quyển sách được lấy ra từ các bộ kinh thư khác nhau được truyền thụ”, Đường Tăng cảm tạ nhận kinh và rời đi. Đi theo Bát Đại Kim Cương, cưỡi mây về vùng Đông Thổ.
Tôn giả A-Nan hai lần đòi thầy trò Ngộ Không dâng lễ vật mới truyền kinh, tại sao Đức Phật Như Lai sau khi biết được lại không nói gì? Trên thực tế, đây chính là để giúp Đường Tăng buông bỏ nhân tâm cuối cùng. Đường Tăng vẫn rất coi trọng chiếc bát bằng vàng do chính vua Đường ban tặng. Khi một người đã từ bỏ thân xác phàm trần và đạt đến tầng thứ xuất thế gian, làm sao vẫn còn có thể có ý niệm, tâm thái của người phàm trần coi món quà từ thế giới phàm trần này là "lễ vật"? Tôn giả A Nan và tôn giả Ca Diếp đều chứng đắc quả vị A La Hán, từ lâu đã xả bỏ mọi chấp trước vật dục thế gian. Hai ngài “hỏi lễ vật” là vì nhìn thấy Đường Tăng còn tâm lưu luyến với cái bát vàng và ràng buộc tình cảm huynh đệ với vua Đường (người tặng bát). Nếu Đường Tăng ngộ ra, dâng bát vàng, thì chấp trước cuối cùng này mới quét sạch, tâm mới đạt thanh tịnh hư vô. Tiếc là mấy thầy trò chấp mê bất ngộ, đã nổi giận mắng nhiếc hai tôn giả lại còn kêu la với Phật Tổ.
Lời đáp của Phật Tổ mới thật là thú vị:
“Phật Tổ cười nói: – Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được. Trước kia các Tỳ Kheo thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi. Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu. Nhà ngươi tay không đến cầu, nên họ mới trao cho những quyển trắng tinh. Quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay. Các ngươi là chúng sinh ở cõi Đông u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi”.
Lạ kỳ chưa, Phật Tổ cũng bảo các Tỳ Kheo “bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu”! Nếu như ai đó hiểu lầm tôn giả A Nan và Ca Diếp là ham tiền, thì chẳng lẽ đến đây cũng hiểu lầm Đức Phật nữa hay sao? Ngài ngay từ đầu đã buông bỏ vương vị và mọi vinh hoa phú quý, xuất gia khổ tu, giờ đây há lại cần chút vàng mọn nữa! Vậy thì, vì sao Đức Phật lại nói ba đấu ba bơ vàng cốm đổi lại việc tụng kinh là “rẻ quá”?
Lời của Phật Tổ thâm sâu vô cùng. Có câu nói rằng: “Thân người khó đắc, Chính Pháp khó tìm”, ai mới xứng đáng được đắc Chính Pháp đây? Những người giàu có bỏ ra cả núi vàng biển bạc cũng chưa xứng, vì Phật Pháp vô cùng trân quý, không thể dùng tiền bạc mà quy đổi được. Vàng bạc cũng chỉ là vật chất trong thế tục, người chết rồi thì một xu cũng chẳng thể mang theo, nếu làm ác thì vẫn phải đọa địa ngục, làm súc sinh… Trong khi đó, đắc được Chính Pháp thì có thể tinh tấn tu luyện, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, hưởng phúc nơi Phật quốc. Kinh Phật có giảng thế giới Cực Lạc đâu đâu cũng là vàng, đất cũng là vàng, cây cũng là vàng… Đem ra so sánh thì ba đấu ba bơ vàng cốm chẳng phải quá rẻ mạt sao? Chỉ có một trái tim thuần khiết dành cho tu luyện, một trái tim chân chính cầu Đạo, sẵn sàng buông bỏ tất cả danh – lợi – tình, mới xứng đáng đắc được Chính Pháp. Đức Phật chỉ cần bạn dâng lên Ngài “lễ vật” là trái tim thuần tịnh ấy. Dù bạn chỉ còn một chút ràng buộc dính mắc với vật dục thế gian, Phật Tổ cũng không thể nào trao Đại Pháp cho bạn được.
“Không chữ” hay “có chữ”, đâu mới là chân kinh? Từ xưa tới nay, có nhiều ý kiến khác nhau và không có sự thống nhất. Kinh là gì? Chỉ có Pháp do Đức Phật truyền thụ mới có thể trở thành kinh. Bất cứ điều gì mà người tu luyện lưu lại đều không thể được coi là kinh thư. Cả "có chữ" và "không có chữ" đều có thể là chân kinh, chỉ là nội hàm của chúng có các phương thức triển hiện khác nhau trong tầng thứ khác nhau. Triển hiện ở tầng người thường tại thế gian này là các quyển kinh có chữ, còn biểu hiện ở tầng thứ cao hơn không phải là loại chữ viết ở thế gian, sau khi đạt tới cảnh giới đó mới có thể hiểu được các chữ viết này. Cho nên, ở tầng thứ của người thường không nhìn thấy được chữ viết và hiểu được nội hàm của các cuốn chân kinh ở tầng cao hơn, mà chỉ có thể thấy được đó là các cuốn kinh văn không có chữ. Tại sao Phật Tổ lại nói rằng "chúng sinh ở cõi Đông Thổ u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi"? Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới hỗn loạn bị chi phối bởi năm loại độc hại và phản lại . Chân kinh thực sự không thể dễ dàng được truyền tại thế gian. Những loại chân kinh không có chữ chỉ triển hiện cho những người đã đạt đến cảnh giới đó và chưa thể hiện tại thế gian. Vì vua Đường có nguyện vọng muốn lễ Phật thỉnh kinh nên đã tùy duyên tạo cơ hội trao truyền kinh thư có chữ. Tuy nhiên, những cuốn kinh có chữ này, kỳ thực đều không là chân kinh, chúng cũng đặt nền móng cho nạn thứ 81 của Sông Thông Thiên sau này.
Hồi thứ 99 của Tây Du Ký mô tả như sau: Bồ Tát Quán Thế Âm nói: "- Trong đạo Phật “chín chín tám mươi mốt mới về nguồn, thánh tăng đã chịu tám mươi nạn, còn thiếu một nạn nữa mới đủ số.." Vì vậy, đã sắp xếp để "bốn thầy trò cùng cả ngựa bạch long và kinh thư rơi xuống đất". Họ vừa vặn rơi xuống bờ tây của sông Thông Thiên, nơi họ gặp con rùa già đã đưa họ qua sông năm đó, sau đó con rùa già đã đưa họ và ngựa của họ qua sông về phía đông. Chỉ vì Đường Tăng quên hỏi Phật Tổ Như Lai về hậu vận của rùa, nên lão rùa đã "cho thầy trò Đường Tăng, ngựa và kinh sách rơi xuống nước", "nhưng bao kinh thư, quần áo, yên ngựa và dây cương đều bị ướt". Vì vậy, "họ chuyển kinh sách lên một vách đá cao và phơi dưới ánh nắng mặt trời", " không ngờ quyển kinh Phật Bản Hạnh dính vào đá, rách mất mấy tờ cuối quyển. Vì vậy Kinh Bản Hạnh hiện nay không được đầy đủ, tảng đá phơi kinh vẫn còn dấu chữ.". “Kinh Bản Hạnh” được nhắc đến ở đây chính tức là 116 quyển kinh Phật Bản Hạnh mà Đường Tăng đã thỉnh được từ Linh Sơn.
Những người am hiểu về lịch sử Phật giáo đều biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không để lại bất kỳ kinh sách nào khi Người còn sống. Kinh thư Phật giáo chính là do các thế hệ sau hồi tưởng sắp xếp ghi chép lại sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Ngoài ra, một số nội dung do thế hệ sau biên tập viết lại cũng được coi là kinh thư, trong đó bao gồm "Phật Bản Hạnh kinh", còn được gọi là "Phật Sở Hành Tán", được xác nhận là do nhà sư Ấn Độ cổ đại Nagarjuna viết. Cuốn sách thuật lại cuộc đời của Đức Phật bằng thơ ca, ghi lại toàn bộ câu chuyện hoàn chỉnh từ khi sinh ra tới trước khi Đức Phật giác ngộ. Những kinh thư bị rách dính trên tảng đá phơi kinh liệu có phải là kiếp số hay ám chỉ một điều gì đó? Không phải là mọi điều Đức Phật giảng đều không thể coi là kinh thư; cũng không phải tất cả chân kinh đều được lưu truyền tại thế gian nhân loại. Vì vậy Như Lai dặn dò A Nan và Ca Diếp chỉ “chọn ra mỗi bộ một vài quyển”, rõ ràng sẽ không truyền lại toàn bộ chân kinh cho Đường Tăng.
Tại sao không thể lưu lại toàn bộ chân kinh tại thế gian? Bởi vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã kể một truyền thuyết được lưu truyền từ lâu đời rằng, đến thời kỳ mạt Pháp loạn thế, điềm lành là hoa Ưu Đàm nở rộ trên diện rộng để báo cho thế giới biết rằng Phật pháp chân chính đã bắt đầu cứu độ chúng sinh. Bây giờ thời cơ đã đến, chúng sinh trên thế gian này phải làm sao để nắm bắt được cơ hội may mắn vạn năm khó gặp này!
Kinh Cức Lĩnh trùng điệp ngàn dặm khiến Đường Tăng ngẩn người. Muốn đắc độ vẫn phải nhờ vào Bát Giới.
Trong Tây Du Ký có đoạn thầy trò Đường Tăng đi qua Kinh Cức Lĩnh. Trong hồi này, Chu Bát Giới đã thể hiện tài năng của mình và mở đường dẹp lối cho thầy trò lên đường. Trong hồi 64 của "Tây Du Ký" là khoảnh khắc tỏa sáng của Bát Giới. Chúng ta hãy cùng nói về ý nghĩa ẩn dụ của “Kinh Cức Lĩnh” trên hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò họ.
Đường Tăng cùng các đệ tử bắt được yêu quái và lấy lại được bảo vật, để đền đáp công ơn, quốc vương Tế Trại đã ban cho họ một lượng lớn vàng và ngọc, nhưng thầy trò họ rời đi mà không nhận bất kỳ thứ gì.
Thấm thoắt đông tàn xuân tới, tiết trời không nóng không lạnh, rất thuận lợi cho việc đi đường tiêu dao. Bỗng thầy trò nhìn
thấy một cái đèo dài, trên đỉnh đèo là con đường đi. Tam Tạng ghìm cương quan sát, thấy đỉnh đèo gai góc quấn quýt, dây leo chằng chịt, tuy có dấu vết con đường nhưng hai bên gai góc um tùm nhọn hoắt, vậy làm sao có thể vượt qua được?
Sa Tăng cười, thưa: Sư phụ chớ có buồn, chúng con cũng học được cách đốt rẫy, cứ cho một mồi lửa đốt trụi sạch gai góc
mà vượt qua!" Sa Tăng đề nghị dùng lửa lớn để đốt hết gai. Bát Giới không đồng ý, vì đó là mùa xuân, vạn vật sinh trưởng, chứ không phải vào mùa thu khi cây cỏ khô héo nên làm sao có thể đốt cháy được?
Đường Tăng lo lắng: " Làm thế nào qua được bây giờ?" Bát Giới mỉm cười nói: "Muốn Qua được, cứ phải nghe con."
Chú ngốc bèn bắt quyết niệm chú, ưỡn người lên hô “dài”, thân người liền cao đến hai mươi trượng, rồi múa đinh ba, hô “biến”, cây đinh ba liền dài tới ba mươi trượng, đoạn rảo cẳng bước tới, hai tay vung đinh ba phạt gai góc bỏ sang hai bên, miệng nói: Mời sư phụ đi theo con!
Tam Tạng thấy thế mừng lắm, vội vàng quất ngựa đi theo liền ngay đằng sau. Sa Tăng gánh hành lý, Hành Giả cũng dùng gậy sắt phạt gai góc mở lối. Suốt một ngày liền không ngừng tay, thầy trò đi được độ trăm dặm. Lúc này trời đã chạng vạng tối, thầy trò bỗng nhìn thấy một bãi đất trống, ngay giữa đường có một tấm bia, trên tấm bia có ba chữ đại tự: “núi Kinh Cức
“phía dưới có hai hàng mười bốn chữ nhỏ: “Gai góc lan man tám trăm dặm, xưa nay có lối ít người đi”. Bát Giới thấy vậy, cười nói: Để lão Trư này viết thêm vào hai câu nữa: " Nay có lão Trư này khai phá, Thênh thang đường rộng đến Tây phương".
Đọc lại chi tiết trong hồi này, người viết muốn chia sẻ từ thể ngộ của bản thân như sau.
Một: Thầy trò Đường Tăng trên hành trình thỉnh kinh gặp phải một dãy núi dài phủ đầy gai nhọn. Ngụ ý ở đây chính là đối ứng với những chiếc gai trong tâm của người tu đạo. Ví dụ, mọi loại lo lắng, mưu mô tính toán, ảo tưởng, tham vọng, tà niệm đều là những cái gai trong tâm.
Nơi nơi đều có dây leo quấn quanh cây cổ thụ, bụi cây. Làm người sống nơi thế gian này, ai mà không từng gặp phải trông gai, nào thấy trông gai nơi Tây Phương cực lạc càng nhiều hơn." Ngô Thừa Ân đã thông qua "Tây Du Ký" nói lên một sự thật. Từ xưa đến nay, con người ở thế gian luôn bị những gai nhọn của vọng tưởng và tà niệm quấn lấy, làm hại người khác và chính mình, đến nỗi không thể từ trong đó mà thoát ra.
Thứ hai: Trên đường thỉnh kinh Phật gặp phải chướng ngại lớn, Đường Tăng than thở làm sao được đắc độ? Bát Giới đã tiến lên giải quyết vấn đề khó khăn này. Nói cách khác, những người có năng lực, là người tu luyện có giới luật và tuân theo giới luật mới có thể giúp người khác thoát khỏi chông gai cuộc đời và được cứu rỗi, đắc độ. Hay nhìn nó ở một góc độ khác, nếu phá vỡ giới luật, sẽ không thể tiến lên phía trước trên con đường tu luyện, một khi phá vỡ giới luật, sẽ không thể thoát khỏi “Kinh cức lĩnh”.
Theo Soundofhope
Bình Nhi