Những lời dạy kinh điển về cách đối nhân xử thế trong Đạo Đức Kinh

Đạo Đức Kinh dạy chúng ta cách đối nhân xử thế một cách linh hoạt, uyển chuyển. Đôi khi cần 'dày', đôi khi cần 'đen', đôi khi cần 'điếc'. Quan trọng là phải hiểu rõ bản chất con người, hiểu rõ thế giới xung quanh, và biết khi nào nên dày, khi nào nên đen, khi nào nên điếc.
1. Ông Trời sinh ra con người, ban cho chúng ta một khuôn mặt, nhưng sự dày dặn của khuôn mặt nằm ở bên trong; ban cho chúng ta một trái tim, nhưng sự đen tối của trái tim nằm ở bên trong.
Câu này nói về sự phức tạp của bản chất con người. Dày (hậu) chỉ sự chân thành, tử tế, còn đen (hắc) chỉ sự toan tính, ích kỷ. Con người ta vừa có mặt tốt, vừa có mặt xấu. Để tồn tại và thành công trong cuộc đời, đôi khi chúng ta phải dày để giữ thiện tâm, nhưng cũng cần đen để bảo vệ mình và đạt được mục đích.
Đời không như là mơ. Để thích nghi với thực tế khắc nghiệt, chúng ta phải từ bỏ sự ngây thơ và ảo mộng. Mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, và biết nắm bắt cơ hội là chìa khóa thành công.
2. Điếc chính là tai điếc, mặc kệ người ta cười chê, khen chê, ta cứ làm theo ý mình
Điếc ở đây không chỉ là thính giác kém, mà còn là sự không để tâm đến những lời bàn tán, đánh giá của người khác.
Điếc cũng là một cảnh giới, không phải ai cũng đạt được. Thế giới xung quanh đầy rẫy những ý kiến, lời khuyên, nhưng không phải tất cả đều đúng đắn. Đôi khi, chúng ta cần điếc để không bị xao nhãng, để tập trung vào mục tiêu của mình và làm điều mình cho là đúng.
3. Khi cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, khi không được tôn trọng, đừng dễ dàng nổi nóng
Thế giới này không phục vụ riêng cho bạn, không ai có nghĩa vụ phải diễn cùng bạn, chúng ta thường gặp phải những chuyện không như ý.
Nếu không tự điều chỉnh được tâm trạng, bạn sẽ tức giận không ngừng. Bạn không thể thay đổi thế giới, chỉ có thể thay đổi chính mình.
4. Chuyện đời có hai loại, một là làm được không nói được, hai là nói được không làm được
Đừng cho rằng tất cả mọi người và sự vật đều là đúng hoặc sai, trên thực tế, phần lớn đều có cả hai mặt, tồn tại vùng xám.
Khi làm việc, cần xử lý linh hoạt, có những việc không nhất thiết phải làm, hoặc có những việc nói ra cũng như là đã làm rồi, những điều này cần phải tự mình trải nghiệm và dần dần lĩnh hội.
5. Gạt bỏ những điều đen tối, để mọi người thấy được sự thật
Những gì chúng ta có thể thấy đều là những gì người khác muốn chúng ta thấy, rất nhiều thông tin đã được sàng lọc, ngụy trang, tô vẽ hoặc thậm chí bị đảo ngược hoàn toàn.
Muốn nhìn thấy sự thật, chúng ta phải có khả năng quan sát tinh tế. Ngay cả khi bản thân không thể nhìn rõ, đoán ra, cũng không thể dễ dàng bị người khác dẫn dắt.
6. Người thông minh dùng lời của người khác để loại bỏ tạp chất và thuật lại
Người thông minh giỏi lắng nghe, giỏi phân tích, có thể nhanh chóng nắm bắt trọng điểm từ lời nói của người khác, đồng thời đứng trên góc độ của đối phương để suy nghĩ vấn đề.
Nếu chúng ta chưa hiểu rõ đối phương muốn diễn đạt điều gì, thì tốt nhất là nên giữ im lặng, cũng đừng tự tìm rắc rối cho mình.
7. Hỉ nộ ai lạc giai bất phát, vị chi hậu, phát nhi vô cố kỵ, vị chi hắc
Một người có tình cảm và ý tưởng, không cần thiết phải thể hiện cho mọi người thấy, bản thân mình không có nhiều khán giả như vậy, chỉ cần bản thân mình biết là được.
Một khi chúng ta đã thể hiện ý tưởng của mình, thì phải có mục đích rõ ràng, không đạt được mục đích thì quyết không bỏ qua.
8. Không nên nói ra bí mật của người khác, đặc biệt là một số bí mật cá nhân. Biết thì không nói, không biết thì không hỏi, bởi vì đây là việc vô ích cho bạn mà còn gây tổn hại cho người khác
Bí mật của một người là điểm yếu của người đó, đối với bản thân mà nói thì có ý nghĩa quan trọng, nhưng đối với người khác thì hầu như không có tác dụng gì lớn.
Chúng ta phải học cách tôn trọng sự riêng tư của người khác, làm việc tổn hại người mà không có lợi cho mình là một hành vi ngu ngốc, hơn nữa làm như vậy cũng không chiêu chuốc thêm kẻ thù cho mình.
Theo 163.com
Bảo Thư