Phật dạy: Người có bốn điều phú quý lớn, bạn có mấy điều?

Phật dạy: Người có bốn điều phú quý lớn, bạn có mấy điều?
Phật dạy: Người có bốn điều phú quý lớn, bạn có mấy điều? (Ảnh: Pixabay)

Trong kinh Phật 'Xuất Diệu Kinh' có nói, đời người có bốn điều phú quý lớn: “Không bệnh tật là lợi ích thứ nhất, biết đủ là giàu có thứ hai, bạn tốt là ân nghĩa thứ nhất, không lo âu là yên ổn thứ nhất.”

Nhìn chung cuộc đời chúng ta, bốn điều phú quý lớn này không phải ai cũng có thể có được tất cả. Thường thì có được một điều đã là rất may mắn rồi.

1. Lợi ích thứ nhất: Không bệnh tật

Nửa sau cuộc đời, hãy yêu thương cơ thể mình thật tốt, điều đó quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Điều này giống như sức khỏe là con số “1”, những thứ khác ngoài thân là con số “0”. Một khi không có sức khỏe “1” đứng trước, dù chúng ta có đạt được bao nhiêu của cải vật chất, tất cả cũng sẽ tự động trở về không.

Đến tuổi trung niên, dường như ai cũng ưu tiên theo đuổi tiền bạc, danh lợi, địa vị... mà xếp sức khỏe xuống cuối cùng.

Nhưng đời người sống trên đời, dù nghèo hay giàu, trước bệnh tật, mọi người đều bình đẳng, đều như nhau yếu đuối.

Ngôi sao dù hào nhoáng đến đâu, người dù không thiếu tiền cũng có thể vì một trận bệnh mà hương tiêu ngọc vẫn.

Người ta thường không coi trọng khi cơ thể đã phát ra cảnh báo, hiện tượng này, mỗi ngày đều diễn ra xung quanh chúng ta.

Bận rộn nửa đời người, cuối cùng mới phát hiện, trong những thứ chúng ta theo đuổi, chỉ có sức khỏe là con số “1”, một khi không có “1”, những thứ khác ngoài thân dù có nhiều hơn nữa cũng sẽ tự động trở về không.

Vì vậy, hãy dừng lại đúng lúc, ngoài những lúc bận rộn mỗi ngày, hãy ăn uống điều độ, kiên trì vận động, ngủ sớm dậy sớm.

Bạn sẽ phát hiện ra rằng, hóa ra con người khỏe mạnh của mình, từ lâu đã sở hữu tài sản lớn nhất rồi. Chăm sóc cơ thể hàng ngày, không lãng phí sức khỏe, mới có thể sống lâu.

Điều đáng quý thứ 2: Biết đủ

Cuộc đời này nếu nghĩ thoáng, hiểu được chữ "tri túc" (biết đủ), thân thể không bệnh tật, trong lòng không phiền muộn, dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể không lo âu, không sợ hãi, tự mình tìm được niềm vui.

Cuộc đời con người, cuối cùng thì cũng là đấu với sức khỏe. Mà sức khỏe, không chỉ là một thân thể tráng kiện, mà còn cần một tâm thái an nhiên, vui vẻ.

Đầu óc nghĩ ngợi quá nhiều, sẽ bỏ lỡ những điều tốt đẹp đã có; Trong lòng chứa đựng quá nhiều thứ, sẽ không thể chứa được hạnh phúc. Tu dưỡng của đời người, cũng là tu tâm.

Học cách nhìn cuộc đời bằng một trái tim bình thường, sống ở hiện tại, biết đủ thì sẽ vui.

Những chuyện đã xảy ra, học cách buông bỏ; Những chuyện chưa xảy ra, cần gì phải phiền não.

Cuộc đời này nếu nghĩ thoáng, hiểu được chữ "tri túc", thân thể không bệnh tật, trong lòng không phiền muộn, dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể không lo âu, không sợ hãi, tự mình tìm được niềm vui.

Điều đáng quý thứ 3: Bạn tốt

Đời người không dài, đừng lãng phí thời gian vào những mối quan hệ xã giao vô bổ. Chọn ở bên những người bạn hiểu mình, không chỉ cảm thấy thoải mái khi ở bên nhau, mà còn có thể chia sẻ lo lắng, giải quyết khó khăn và cùng nhau tiến bộ.

Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ: "Tuy có anh em, cũng không bằng bạn tốt."

Biển đời mênh mông, cả đời có thể kết giao được với vài người tri kỷ, thật sự là rất ít.

Anh em trong nhà, chưa chắc đã có chung chí hướng; Chỉ khi kết giao được vài người bạn tâm giao, có chung quan điểm, ở bên nhau lâu cũng không thấy chán, đó mới là điều đáng quý nhất trong cuộc đời.

Bạn bè chân chính, cốt ở chỗ tinh chứ không cốt ở chỗ đông, chọn bạn mà chơi, mới có phúc dày. Như người xưa thường nói: "Người biết ta, hiểu được nỗi lo của ta; người không biết ta, hỏi ta cầu gì."

Bá Nha và Chung Tử Kỳ, "núi cao nước chảy gặp tri âm", liền có một người bạn tâm giao.

Quản Trọng và Bào Thúc Nha, "sinh ta ra là cha mẹ, hiểu ta là Bào Thúc Nha vậy", từ đó liền có một người để tin tưởng lẫn nhau;

Tri kỷ chân chính, hai ba người là đủ, năng lượng mà họ mang lại cho chúng ta, còn nhiều hơn cả ngàn vạn người giao thiệp hời hợt.

Điều đáng quý thứ 4: Vô vi

Đạo Đức Kinh có câu: "Đạo thường vô vi, mà vô bất vi." Vô vi, không phải là không làm gì cả, mà là "thuận" - thuận theo tình hình mà làm, tùy theo điều kiện mà thay đổi.

Kiểu 'vô vi' này không phải là theo đuổi những âm mưu quỷ kế, cũng không phải là một kiểu người chỉ biết luồn cúi, khéo ăn khéo nói. Mà là một loại trí tuệ và mưu lược, không tranh không đấu, biết co biết duỗi, hành xử linh hoạt.

Vừa phòng tránh người khác làm hại mình, vừa có thể tăng thêm sức cạnh tranh cho bản thân, mở rộng mối quan hệ, khéo léo xử thế thì đường nào cũng thông.

Làm người xử thế, "vô vi" mới có cục diện lớn hơn. Có một số việc, cần nhẫn, chớ giận; có một số người, cần nhường, chớ truy cứu.

Hiểu được nhường nhịn, mới thể hiện được sự rộng lượng; biết bao dung, mới thể hiện được sự độ lượng.

Buông bỏ là một cách để nhặt lên, từ bỏ là một cách để thu hoạch; "Vô vi" chân chính, chính là một kiểu "hữu vi" khác.

Thong dong độ lượng, dùng tâm "vô vi" để làm việc "hữu vi", mới có thể giúp chúng ta sống ung dung tự tại, an nhiên xử thế trong thế gian phức tạp này.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt

Đọc tiếp