Tình yêu và lễ nghĩa trong Hồng Lâu Mộng

Tình yêu và lễ nghĩa trong Hồng Lâu Mộng
Tình yêu và lễ nghĩa trong Hồng Lâu Mộng. (Ảnh: Public Domain)

Có một câu nói trong Mẫu Đơn Đình đã ăn sâu trong lòng hàng vạn người dân Trung Quốc: "Tình bất tri sở khởi, nhất vãng nhi thâm", tạm dịch nghĩa: Tình không biết bắt đầu từ bao giờ, mới thoáng chốc đã đậm sâu. Sự lý giải của con người hiện đại đối với tình yêu đại đa số chỉ là hoa tươi và nhẫn kim cương; sự tưởng tượng của chúng ta đối với tình yêu của người xưa cũng thường chỉ là sự nồng nàn, sâu sắc giữa tài tử giai nhân.

Loại tình yêu mà chúng ta ngày nay lý giải, tất cả có thực sự là tình cảm tốt đẹp chân thực? Tình cảm giữa người với người, có mặt nào tốt đẹp hơn không? Hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá một câu chuyện cảm xúc khác thông qua tác phẩm kinh điển nổi tiếng, Hồng Lâu Mộng.

Hồng Lâu Mộng là một tác phẩm đồ sộ và phong phú, dường như có thể chứa đựng được mọi thăng trầm của kiếp nhân sinh. Lý do độc giả có thể cảm thụ trong quá trình đọc thường là vì chúng ta nhìn thấy bản thân được phản ánh trong tiểu thuyết: chúng ta thấy nội tâm không muốn lớn lên qua hình ảnh Giả Bảo Ngọc, chúng ta thấy đứa trẻ bị tổn thương sâu thẳm trong tâm qua hình ảnh Lâm Đại Ngọc, nhìn thấy tình yêu mà bản thân khao khát qua mối quan hệ giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc... Tuy nhiên, liệu sự phản chiếu các giá trị của riêng này có khiến chúng ta bỏ qua những phần cảm động hơn của tiểu thuyết không?

Chương mở đầu của Hồng Lâu Mộng kể rằng, bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây Giáng Châu được Thần Anh làm chức chầu chực ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận đói thì ăn quả “Mật Thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây.

Gần đây, Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần. Vì để trả ơn mưa móc, nàng Giáng Châu cũng theo xuống trần để báo đáp ân tình, từ đó dẫn tới mối duyên phận giữa Đại Ngọc và Bảo Ngọc. Đọc xong đoạn này, có lẽ bạn đọc sẽ liên tưởng tới những mối tình đời đời kiếp kiếp, và dường như chỉ có như vậy mới đủ tốt đẹp.

Đến nỗi có lẽ vì vậy thường dễ bỏ qua sự thật rằng duyên phận giữa Thần Anh và Giáng Châu Tiên Thảo bắt đầu ân tình chứ không phải tình yêu mà chúng ta vẫn nghĩ. Kiếp trước Đại Ngọc là Giáng Châu Tiên Thảo, vì cảm kích ân tình và muốn "báo đáp ơn bón tưới" mà đến nhân gian kết duyên với Bảo Ngọc. Sự phát triển tình cảm của Bảo Ngọc và Đại Ngọc ở nhân gian thực chất là làm sâu sắc hơn ân nghĩa này.

Vậy khi tới nhân gian hai người họ có mối quan hệ như thế nào? Những bạn đang theo dõi từ phim truyền hình hiện đại đến đọc truyện đều có thể cảm thấy, vì nhân duyên từ tiền kiếp, Bảo Ngọc và Đại Ngọc đã yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và sâu đậm. Chúng ta hãy cùng xem trong tiểu thuyết viết như thế nào:

Trong hồi thứ 5, sau khi Đại Ngọc đến Giả phủ, đã trở thành trung tâm được mọi người vô cùng quan tâm yêu mến. Bởi vì Bảo Ngọc và Đại Ngọc đều được Giả mẫu vô cùng yêu thương nên có thể sống cùng trong vườn với bà. Bản gốc "Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng. Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì". Từ tình bạn sớm tối gần kề bên nhau, tích lũy và phát triển dần dần trong những năm tháng bình yên cuối cùng biến thành tình yêu.

Vì vậy, mối quan hệ giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc không phải là loại cảm xúc mạnh mẽ mà chúng ta thường thấy trong phim truyền hình, mà được hình thành bởi điều kiện khách quan là sớm tối gần kề bên nhau và hiểu rõ nhau - tức là điều mà chúng ta thường gọi là "duyên phận". Người hầu Tử Quyên của Đại Ngọc cũng nói: "Điều quý giá nhất là họ cùng nhau lớn lên, hiểu rõ tính tình và tính cách của nhau."

Cảm xúc nhất thời là sự giải tỏa dục vọng, trong khi mối quan hệ giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc là liên tục và lâu dài. Chính vì cảm xúc của họ không phải là bốc đồng và phóng túng, nên những chi tiết nhỏ giữa hai người trong cuốn sách mới thực sự là những chỗ gây xúc động lòng người:

Trong Hồi thứ 20, ngay sau khi hai người cãi vã lại làm lành, Đại Ngọc nói với Bảo  Ngọc: "Anh chỉ trách người ta làm cho anh bực mình, có biết đâu chính anh đã làm cho người ta khó chịu. Xem thời tiết hôm nay, trời lạnh như thế mà anh không khoác áo bông vào?" Trong hồi 52, Bảo Ngọc định rời đi nhưng lại quay lại hỏi thăm sức khỏe của Đại Ngọc: Bảo Ngọc xuống thềm, cúi đầu định đi, nhưng lại quay lại hỏi: "Bây giờ đêm càng dài, một đêm em ho mấy lần? Tỉnh dậy mấy lần?"

Đại Ngọc nói: "Đêm qua đã đỡ rồi, chỉ ho có vài lần thôi, nhưng ngủ được có một trống canh tư, đã lại dậy rồi". Hãy nghĩ xem, những người có duyên với ta trong cuộc đời này có bao nhiêu người chu đáo và ân cần như vậy?

Và trong Hồi thứ 63, khi mở tiệc tại Di Hồng Viện, Bảo Ngọc đã tỉ mỉ chăm lo cho Đại Ngọc: Bảo Ngọc vội nói: "Em Lâm chắc sợ lạnh, sang ngồi dựa cạnh vách này.." Rồi đem đến một cái nệm dựa lót vào phía sau, thực sự rất tỉ mỉ.

Đây đều là những điều nhỏ nhặt thường ngày, và chúng không còn xa lạ với chúng ta. Không có hoa hồng và kim cương, không có đam mê hay sự phô trương, tình cảm giữa hai người thậm chí không thể diễn tả bằng lời. Chỉ có sự quan tâm chăm sóc chu đáo, ân cần dành cho nhau trong cuộc sống hằng ngày như củi, gạo, dầu, muối. Các bạn có cảm thấy dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần, tình cảm chân thành và dục vọng bị tách biệt không? Tình cảm chân thành là do duyên phận đưa tới, vẻ đẹp trong đó đến từ lòng biết ơn khi chăm sóc lẫn nhau, và lòng biết ơn là biểu hiện của một nhân cách tốt.

Vậy nhân cách tuyệt vời của Bảo Ngọc và Đại Ngọc đến từ đâu? Từ mối quan hệ ngay ở hồi mở đầu - nhìn nhận từ ân tình của Thần Anh thị giả và Giáng Châu Tiên Thảo, sự báo đạp ân tình của Giáng Châu Tiên Thảo chính là một loại tinh thần lễ nghi Nho giáo. Do đó, tuyên truyền chủ lưu của chúng ta coi tình cảm chân thành của nhân dân trong Hồng Lâu Mộng là sự phản kháng đạo đức phong kiến, đây là sự hiểu lầm nghiêm trọng về Hồng Lâu Mộng. Hồng Lâu Mộng không hề trái với đạo đức Nho giáo như lời tuyên truyền. Ngược lại, giáo dục nhân cách theo Nho giáo, là tình tiết của chương mở đầu. 

Chân tình thực sự trong Hồng Lâu Mộng không rơi vào dục vọng, tình yêu đích thực không chỉ giới hạn ở tình yêu. Trong Hồi 78, Bảo Ngọc tỏ lòng thành kính với Tịnh Văn đã khuất trong lễ truy điệu “Bài văn tế cô phù dung”cho Tịnh Văn. Trong cảnh cảm động đến tận tâm can này, Bảo Ngọc cũng tuân thủ theo lễ nghi của văn hóa truyền thống, nói rằng chỉ ăn mặc chỉnh tề mới có thể bày tỏ được sự chân thành và tôn trọng đối với Tịnh Văn. Trước khi viết văn tế, đầu tiên bày biện lên những món ăn Tịnh Văn ưa thích, và hành lễ trước hoa phù dung. Những lễ nghi này đều là những hành động bộc lộ tình cảm chân thật và biểu lộ những cảm xúc tốt đẹp của Bảo Ngọc.

Trái lại ngày hôm nay, chúng ta liệu có phải đang quên mất nội hàm của lễ nghi, không còn biết cách yêu và được yêu nữa không? Trong các mối quan hệ thân mật, nhiều người nhận quá nhiều và không đáp lại đủ. Khi mọi người nhận được tình yêu thương và thiện ý từ người có duyên, họ thường trở nên không biết tự giới hạn tới mức bộc lộ hết chân tình. Khi giao tiếp với nhau, cũng vì thiếu hiểu biết về sự lễ độ nên mất cách tự kiềm chế bản thân cũng như tôn trọng người khác. 

Trên thực tế, những lễ nghĩa truyền thống không tồn tại giống như một loại kim cô chú hay quần áo mặc bên ngoài như chúng ta thường nhìn nhận. Giáo sư Âu Lệ Quyên thuộc Khoa Văn học, Đại học Quốc gia Đài Loan chỉ ra rằng: "Lễ này phải xuất phát từ nội tâm mỗi người mới có thể thực hiện. Thậm chí thông qua hành động của lịch sự, sẽ định hình nên bản chất bên trong của chúng ta... Lễ giáo cũng có thể giúp bạn tự kiềm chế và điều chỉnh bản thân, để bước vào trạng thái văn minh."

Chính vì chịu ảnh hưởng của phép xã giao truyền thống nên tình bạn giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc, giữa Bảo Ngọc và Thanh Văn vừa có sự kiềm chế vừa ôn nhu dịu dàng. Họ không coi nhau như những đối tượng để trút bỏ ham muốn. Vẻ đẹp trong mối quan hệ của họ là điều chúng ta khó có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học và cuộc sống hiện đại.

Ông cha ta thường nói “kiềm chế bản thân, trở về với lễ nghĩa” và “hiểu sâu sắc lễ nghĩa”. Lễ nghĩa truyền thống có thể thiện hoá tâm hồn con người, nâng cao đạo đức và thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp. Thật không may, chúng thường bị hiểu sai trong các chương trình tuyên truyền chính thống hiện nay.

Cho trong giới Hồng Học gia, Bách khoa toàn thư Baidu hay sách giáo khoa dành cho trẻ em, tất cả đều nói rằng Hồng Lâu Mộng thể hiện tư tưởng phản truyền thống và phản đạo đức, đồng thời coi Bảo Ngọc và Đại Ngọc là những người tiên phong. Trên thực tế, những công tử và tiểu thư như Bảo Ngọc và Đại Ngọc trong giới quý tộc, từ nhỏ đã chịu sự ảnh hưởng của những lễ giáo truyền thống, nội hàm của lễ nghĩa thấm vào trong từng lời nói cử chỉ của họ, cũng chính sự giáo dưỡng này khiến tình bạn của họ trở nên ấm áp như vậy. Họ làm sao có thể phản đối những lễ giáo truyền thống?

Ngày nay, nhiều người cho rằng lễ nghĩa truyền thống là tư tưởng sáo rỗng và lỗi thời. Có vẻ như chỉ bằng cách phân biệt rõ ràng giữa Hồng Lâu Mộng với lễ nghĩa thì mới chứng minh được sự tiên tiến và bất hủ của bộ danh tác này. Ít ai biết rằng lễ nghĩa truyền thống vẫn có ý nghĩa tích cực cho đến ngày nay. Mặc dù chúng ta sống trong xã hội hiện đại không tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực cổ xưa về tổ chức các nghi lễ, nhưng các nghi lễ tưởng nhớ người đã khuất và tổ tiên vẫn là cách để thể hiện cảm xúc.

Luân lý truyền thống về tri ân, biết ơn người đã giúp đỡ mình cũng có thể thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nếu tình bạn chân thành trong Hồng Lâu Mộng khiến bạn cảm động và khao khát, tại sao không thử mở một tác phẩm kinh điển trong thời gian rảnh rỗi và thực hành những lời dạy trong đó? Có lẽ trí tuệ mà tổ tiên để lại có thể mở ra một cánh cửa mới cho cuộc sống của bạn.

Theo Secretchina
Bình Nhi

Đọc tiếp