Vì sao Đường Tăng là người duy nhất trong năm vị sư phụ và học trò không đeo vòng vàng?

Vì sao Đường Tăng là người duy nhất trong năm vị sư phụ và học trò không đeo vòng vàng?
Vì sao Đường Tăng là người duy nhất trong năm vị sư phụ và học trò không đeo vòng vàng? (Ảnh: Public Domain)

Nếu không có hỏa nhãn kim tinh có thể phân biệt thiện ác, thật giả của Tôn Ngộ Không, cùng khả năng hàng yêu diệt quái tuyệt vời, thì Đường Tăng từ bi sớm muộn gì cũng sẽ bị yêu quái ăn thịt; Nếu không có tâm đại thiện lương của Đường Tăng chế ước, một Tôn Ngộ Không vô pháp vô thiên chỉ là một con khỉ tinh, cuối cùng không thoát khỏi số phận bị trời đất trừng phạt.

Đối với những người có năng lực lớn, khả năng phân biệt chính tà, thiện ác là kỹ năng cơ bản, quan trọng hơn là phải có tâm thái từ bi, nếu không sẽ khó có được kết cục tốt đẹp; đối với những người làm điều thiện, nếu không có hỏa nhãn kim tinh phân biệt thiện và ác và khả năng hàng yêu diệt quái, sớm muộn cũng sẽ gặp phải sự lừa gạt của yêu ma dẫn tới bị diệt vong. Tất cả nguyện vọng tốt đẹp cuối cùng đều sẽ giống như trăng dưới nước, như hoa trong tranh, mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.

"Tây Du Ký" tiết lộ nhiều bí mật, chúng ta sẽ chỉ nói về chủ đề chính và những điểm chính của tác phẩm. Đạo gia giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, câu nói này có nội hàm vô cùng sâu sắc. Ví dụ, thai nhi chứa đựng tất cả tin tức về các giai đoạn khác nhau của cuộc đời con người. Thông tin này được chôn vùi như hạt giống, chờ đợi để được kích hoạt bởi những cơ hội khác nhau.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi thành người lớn, những hạt giống của giai đoạn đó nảy mầm, nở hoa và kết trái, hình thành nên vạn vật trong thành, trụ, hoại, diệt của sinh mệnh. Nói cách khác, mọi thứ chúng ta nhìn thấy, vạn sự vạn vật trong quá khứ, hiện tại và tương lai, thực chất đều đã được sắp đặt, bố trí xong từ trước, đây gọi là định mệnh từ tiên thiên. Tảng đá linh thiêng được hình thành từ thuở sơ khai của vũ trụ, tất cả nguồn gốc cuộc gặp gỡ của năm thầy trò Đường Tăng với sinh mệnh này cùng với Chư Bát Giới, Sa Tăng và tiểu long đều không phải là ngẫu nhiên, mà là một nhiệm vụ phải hoàn thành theo như đã định trước.

Quá khứ và tương lai của năm thầy trò họ đã được định đoạt từ thuở sơ khai của vũ trụ, giống như những hạt giống nuôi dưỡng họ phải nỗ lực và chịu đựng gian khổ để hoàn thành sứ mệnh tương lai của mình! Sau đó, theo quy luật phát triển lịch sử, chúng được lần lượt triển hiện ra theo nhu cầu của các giai đoạn khác nhau của Tây Du Ký! Đây là nội dung của mười ba chương đầu tiên của "Tây Du Ký".

Trong hồi thứ mười ba, Đường Tăng gặp nguy hiểm, được một thợ săn cứu và tiễn đưa tới biên giới của nước Đại Đường và kính trọng nói: “Trưởng lão biết không, ngọn núi này tên là núi Lưỡng Giới, nửa phía đông là thuộc quyền quản lý của Đại Đường ta, nửa phía tây là địa giới của người Thát Đát…” Ý tứ ở đây chính là Đường Tăng sau khi trải qua nhiều gian nan nguy hiểm, bắt đầu thoát khỏi ranh giới của người, tiến nhập vào ma giới.

Danh từ Thát Đát cũng có nghĩa là dã man và ma tính, và người ta không thể trở thành Phật nếu không trải qua ma luyện tâm tính! Sau khi rời khỏi địa giới của con người, ngay cả thợ săn mạnh mẽ có thể chế ngự được hổ cũng trở nên bất lực. Chỉ người có trí tuệ và sức mạnh có thể hàng yêu diệt quái mới có thể thành Phật. Lúc này, Đường Tăng gặp Tôn Ngộ Không.

Sang hồi thứ mười bốn của Tây Du Ký, con đường tu luyện chân chính của Đường Tăng mới bắt đầu. Nền tảng của việc tu thiện là cần tu chân, sau đó mới có thể đạt được giác ngộ. Đường Tăng cũng phải bắt đầu tu luyện bằng cách thanh lọc lục căn, đây là bước đầu tiên trong quá trình tu thân và hành thiện. Tựa đề của hồi thứ mười bốn, “Vượn già theo chính, sáu giặc mất tăm”, kể về những ngày đầu Tôn Ngộ Không vừa được giải thoát khỏi núi Ngũ Hành, phò trợ Tam Tạng trên hành trình thỉnh kinh, y đã đánh chết 6 tên cướp có tên rất lạ là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt Thấy Mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai Nghe Giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi Ngửi Thích), Thiệt Tường Tư (Lưỡi Nếm Nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân Vốn Lo) và Ý Kiến Dục (Ý Thấy Muốn).

Sáu tên cướp này tượng trưng cho Lục căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý), là sáu bộ phận trên cơ thể người, là “cầu nối” giúp con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sáu cầu nối này đồng thời sẽ tạo ra sáu dục vọng (lục dục), là những ham muốn của con người với thế giới bên ngoài. Để bắt đầu hành trình thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không phải đánh chết 6 tên cướp, chính là phải loại bỏ lục dục, để lục căn thanh tịnh thì mới lấy được chân kinh. Đây là bước đầu tiên trong hành trình tu luyện của Tôn Ngộ Không. Trong sách có đoạn: "Hành Giả cười, nói: Là vì Đường Tăng không biết nhân tính, có mấy thằng giặc cỏ chặn đường bị ta giết chết, mà Đường Tăng cứ càu nhàu mãi, nói ta như vậy là sai". Nhân tính ở đây nghĩa là gì, Ngộ Không đã nói rất rõ ràng.

Bí mật thứ hai của "Tây Du Ký": Đường Tăng đề cao tầng thứ. Long là thông mạch, dù là thủy mạch hay khí mạch, nơi nào có mạch thì nơi đó có long, phong thủy long mạch. Sau khi lục căn của Đường Tăng thanh tịnh, có được lý trí căn bản, sẽ thực sự luyện ra công phu. Khi cơ thể được thanh lọc đến mức độ này, các kinh mạch sẽ thay đổi và sản sinh ra các vật chất năng lượng cao. Tất nhiên, rồng được sinh ra ở những kinh mạch nơi các chất năng lượng cao trong kinh mạch lưu thông.

Đây là câu chuyện Đường Tăng thu nhận Tiểu Bạch Long trong hồi thứ mười lăm"Núi Xà Bàn các thần ngầm giúp sức, Khe Ưng Sầu long mã thắng yên cương". Cấp độ tu luyện càng cao, kinh mạch trong cơ thể càng mở ra nhiều. Các chất trong kinh mạch sẽ có những thay đổi về chất khi mức thanh lọc càng cao. Nhìn bề ngoài, Tiểu Bạch Long này có vẻ như đang chở Đường Tăng, nhưng thực chất là nước lên thì thuyền lên, Đường Tăng đã tu luyện xuất ra công phu rất cao.

Các hồi thứ 16 đến 17 của Tây Du Ký đều kể về câu chuyện Đường Tăng đã loại bỏ danh, lợi, dục vọng và tịnh hóa tư tưởng, tâm thái của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hồi thứ 18, "Chùa Quan Âm Đường Tăng thoát nạn, Thôn Cao Lão Đại Thánh trừ ma", kể về cuộc gặp gỡ giữa Đường Tăng và Trư Bát Giới, đây là cũng là lúc yêu cầu đề cao cảnh giới cao hơn về tâm tham lam và dục vọng. Hồi thứ 19 "Động Vân Sạn  Ngộ Không thu Bát Giới, Núi Phù Đồ Tam Tạng nhận tâm kinh " Lúc này, Đường Tăng thu phục Bát Giới, chân chính giữ giới, tu tâm.

Vạn vật đều có linh, nhân tâm con người cũng là  linh thể! Tu tâm đoạn dục sẽ khiến nhân tâm không yên liền  gây phiền phức. Đây là câu chuyện về hàng phục yêu quái Hoàng Phong. Cho đến hồi thứ 22 "Bát Giới đại chiến sông Lưu Sa, Mộc Soa vâng lệnh bắt Ngộ Tĩnh", Đường Tăng đã thành công thọ giới trong khảo nghiệm của ma quỷ, sau đó bắt đầu tu hành để trở thành thánh nhân và cuối cùng thành Phật. Bí quyết thứ tư của “Tây Du Ký”: câu chuyện tu dưỡng tâm tính.

Trong tu luyện của Phật giáo và Đạo giáo, tu thiện, tu chân, chịu khổ nhẫn nhịn quyết định quả vị cuối cùng của quá trình tu luyện. Nếu không có đủ khả năng nhẫn nại, mâu thuẫn sẽ xảy ra. Mâu thuẫn giữa Đường Tăng và đệ tử đều là do thầy trò họ không đủ khả năng nhẫn nại, không thể thăng hoa lên cảnh giới cao hớn, cùng với áp lực quá lớn trong ma nạn to lớn gây ra! "Tây Du Ký" kể về câu chuyện tu dưỡng tâm tính.

Quá trình “Ngộ và Tĩnh” của việc tu luyện tâm tính là liên tục tịnh hóa tư tưởng và thân thể trở về trạng thái ban đầu của sinh mệnh. Trong quá trình này sẽ tu luyện ra được rất  nhiều thứ, cho nên Ngộ Tĩnh vô cùng chăm chỉ, sẵn sàng chịu gian khổ, gánh vác, gánh nặng. Mỗi hồi trong tác phẩm "Tây Du Ký" đều giảng về quá trình làm sao để tu luyện tâm tính tự tịnh hóa thân và tâm. Năm thầy trò giống như một bàn tay có năm ngón tay. Đường Tăng là ngón tay cái, bốn đệ tử là các ngón tay mọc ra từ gốc ngón tay cái. Mỗi ngón có công dụng riêng, thiếu ngón nào đều không tạo thành một bàn tay hoàn chỉnh.

Tại sao trong thầy trò họ chỉ có sư phụ Đường Tăng là người duy nhất không đeo vòng kim cô? Người tốt với đầy đủ bản chất thiện lương trọn vẹn sẽ không làm điều xấu ngay cả khi bị ép buộc. Trước khi Tôn Ngộ Không và các đồ đệ đắc đạo, họ đều là yêu tinh. Nếu không có sự tự kiềm chế và ức thúc, khi bị kích động họ có thể dễ dàng làm trời đất đảo lộn! Điều này là không được. Là yêu tinh thì cần phải quản chế, thế gian này không có sự kiểm soát của pháp luật tất sẽ bị loạn, đạo lý này trên trời dưới đất đều như nhau.

Phật Tổ Như Lai dặn dò Bồ tát tìm người phương Đông đi thỉnh kinh và ban cho năm thứ bảo bối. Một là chiếc áo cà sa gấm, mặc vào thì thoát khỏi luân hồi; hai là cây gậy tích trượng chín vòng, cầm vào thì không bị hãm hại; và cuối cùng là ba chiếc vòng.

Trong ba chiếc vòng này thì chiếc đầu tiên ở trên đầu Tôn Ngộ Không, tên là "Khẩn cô nhi". Hàm ý là một người trước hết phải nguyện ý quản chắc cái tâm của mình, thì mới tính là bắt đầu chân chính tu luyện, ngoài ra cũng để kiềm chế Ngộ Không. Chiếc thứ hai đeo lên đầu Hắc Hùng Tinh (yêu tinh gấu đen), tên là "Cấm cô nhi". Trong ngũ hành, màu sắc mà thận tạng đối ứng là màu đen, tinh dịch tồn tại ở thận của con người; Hắc Hùng Tinh chỉ tinh dịch của người tu luyện, cho nên cần phải "cấm". Do đó, Hắc Hùng Tinh bị Bồ Tát thu phục mang đi, đó là thủ pháp nghệ thuật tượng trưng của tác giả, muốn nói rằng Đường Tăng đã đạt đến cảnh giới "cấm dục".

Khi Bồ Tát thu phục Hồng Hài Nhi, chiếc vòng cuối cùng Ngài dùng là "Kim cô nhi". Hồng Hài Nhi là hình tượng hóa cho tâm hỏa quá vượng của Tôn Ngộ Không. Trong truyện, khi nói về Tôn Ngộ Không có dùng từ "kim công", cũng là dùng để chỉ cái tâm, bởi vì tâm thuộc tính hỏa, hỏa khắc kim, Hồng Hài Nhi cũng nhiều lần dùng lửa thiêu đốt Ngộ Không. Tu luyện Đạo gia giảng rằng tu luyện "phục quy vu anh nhi" (quay trở về hình hài trẻ sơ sinh), một khi anh nhi bị thu phục, cũng chính là chỉ tâm hư hỏa (lửa giả) đã tu bỏ đi rồi, mà một bộ phận tâm tu thành cũng đã là “kim thân bất hoại” rồi, cho nên "Kim cô nhi" mới được đeo trên đầu của Hồng Hài Nhi.

Trư Bát Giới hoàn toàn không cần đeo vòng. Sau khi Trư Bát Giới bị giáng xuống trần, sức lực của hắn trở nên yếu đi rất nhiều, bị Tôn Ngộ Không áp chế hoàn toàn. Nếu như Tôn Ngộ Không lấy được kinh, sẽ không thể tháo chiếc vòng trên đầu bởi đây là thứ áp chế sức mạnh của Tề Thiên Đại Thánh. Người đứng ra ngăn cản Trư Bát Giới sau khi có những hành động bất lợi chính là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không có thể cân đẩu vân 108.000 dặm chỉ trong một lần lộn nhào, vang danh thiên hạ trong Tam giới, đánh Bát Giới chỉ trong nháy mắt. Vì vậy, với chiếc vòng kim cô giống của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới không cần thiết phải đeo. Về phần Sa Tăng cũng đã có chiếc vòng của riêng mình. Trước khi lên đường đi lấy kinh, Sa Tăng đã phải chịu đựng nỗi đau của hàng vạn nhát kiếm đâm vào tim mỗi ngày ở Lưu Sa Hà.

Cho đến tận hiện tại, "Tây Du Ký" là câu chuyện truyền cảm hứng vĩ đại nhất từng được viết. Những đồ đệ đến để bảo vệ Đường Tăng cứu độ chúng sinh kỳ thực là những yêu tinh phạm tội trên trời. Bảo vệ hộ tống Sư Phụ như thế nào, tu hành như thế nào sẽ thành tự được cái đó. Biết lỗi quay đầu là bờ, cái gọi là thần thoại không phải là thần, mà chỉ là trong lòng buông bỏ được nhân tâm mà thôi.

Theo Secretchina
Bình Nhi

Đọc tiếp